Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ là một vật rất linh thiêng, nơi để thờ cúng, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Vì vậy bàn thờ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên để thiết kế một bàn thờ cũng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc theo phong thủy. Trong đó, chiều cao bàn thờ là một yếu tố rất được quan tâm. Đặt bàn thờ chiều cao bao nhiêu? Chiều cao bàn thờ tính từ đâu ? Hãy cùng với Nội Thất Hà Anh khám phá cách tính chiều cao bàn thờ chuẩn nhé!

Chiều cao bàn thờ tính từ đâu

Chiều cao bàn thờ được tính từ khoảng cách giữa nền nhà. Hoặc mặt bằng đứng thắp hương đến mặt bàn thờ, nơi để bát hương. Với mỗi loại bàn thờ sẽ có những khoảng cách riêng, phù hợp theo phong thủy.

Thông thường để đo chuẩn nhất chiều cao bàn thờ thợ chế tác sẽ sử dụng thước lỗ ban. Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước 38, với tiêu chí đo theo nguyên tắc “ đen đỏ, bỏ dùng”.

Tùy thuộc vào kết cấu và không gian nhà, mỗi gia đình lại sử dụng loại bàn thờ khác nhau. Có 2 loại bàn thờ được dùng phổ biến là loại treo tường và loại đứng. Với mỗi loại sẽ có cách tính chiều cao khác nhau.

Chiều cao từ sàn nhà đến bàn thờ

Những gia đình có không gian sinh hoạt rộng lớn thường sẽ thiết kế phòng thờ riêng. Thông thường sẽ sử dụng loại bàn thờ đứng, chiều cao từ sàn nhà đến bàn thờ sẽ khoảng từ 2.5 mét  – 3 mét. Theo quan niệm của người Việt Nam bàn thờ càng cao. Càng thể hiện sự tôn kính với các bậc bề trên.

Không gian thờ cúng cần thanh tịnh, trang nghiêm, vì vậy bàn thờ cần đặt lên cao để tránh bị ô uế, ảnh hưởng từ bên ngoài. Cũng không nên để quá cao sẽ khó khăn trong việc thắp hương, bày biện đồ cúng và thiếu thẩm mỹ.

Chiều cao từ mặt đất đến bàn thờ

Chiều cao từ mặt đất đến bàn thờ là một kích thước rất quan trọng khi thiết kế bàn thờ treo tường. Phụ thuộc vào các thông số như chiều cao, chiều rộng của căn hộ hoặc phòng thờ để thiết kế chiều cao đặt bàn thờ. Đa số, các chung cư sẽ đặt bàn thờ treo tường tại phòng khách.

Chiều cao từ mặt đất đến bàn thờ sẽ phụ thuộc vào không gian 3 chiều, chiều cao, chiều dài, chiều rộng. Chiều cao trần nhà là yếu tố chính quyết định chiều cao để lắp bàn thờ. Chiều cao từ mặt đất đến trần nhà còn được gọi là chiều cao thông thủy. Theo quy định chuẩn khi xây dựng nhà chung cư thì kích thước này sẽ từ 3 mét đến 3.6 mét.

Người ta sẽ sử dụng thước lỗ ban để đo kích thước chuẩn phong thủy để lắp bàn thờ.

Kích thước chiều cao bàn thờ

Đối với từng loại bàn thờ như bàn thờ gia tiên, bàn thờ treo tường, bàn thờ đứng sẽ có các kích thước khác nhau. Để biết rõ cách đo chiều cao bàn thờ chuẩn cho từng loại cùng theo dõi tiếp nhé.

Chiều cao của bàn thờ gia tiên

Thông thường khi thờ gia tiên người ta thường sử dụng bàn thờ đứng. Vì vậy, chiều cao, chiều dài và chiều rộng rất được quan tâm.

Bàn thờ gia tiên hiện nay có chiều cao phổ biến là 127cm (đây là cung Vượng thuộc tiến bảo, tức là tiền của đến). Hoặc 117cm (cung Đinh – phúc tinh, sẽ được người khác mang may mắn đến). Chiều cao bàn thờ bên cạnh việc thể hiện sự tôn kính. Cũng cần phải có ý nghĩa phong thủy tốt, thuận tiện trong việc cúng lễ, bày biện đồ cúng, lau chùi, dọn dẹp.

Bạn quan tâm: Giá bàn thờ

Thông thường chiều rộng và chiều dài bàn thờ gia tiên sẽ có các kích thước như sau:

  • Chiều dài tủ thờ là 127cm hoặc 133cm, tương ứng với chiều rộng là 61cm và 67cm.
  • Nếu không gian nhà nhỏ, có thể chọn bàn thờ có chiều rộng là 48cm hoặc nhiều hơn, nhưng không được vượt quá 61cm. Chiều dài tương ứng là 107cm.
  • Với những không gian rộng lớn, muốn có không gian thờ cúng trang nghiêm, rộng rãi có thể thiết kế bàn thờ đứng có chiều rộng 81cm, 87cm, 88cm hoặc 89cm. Tương ứng với đó sẽ là chiều dài 175cm hoặc 193cm.
  • Không gian sống vừa phải, không quá rộng sẽ phù hợp với bàn thờ gia tiên có chiều dài 148cm, 153cm, 167cm, chiều rộng 61cm, 67cm, hoặc 69cm.
  • Những bàn thờ 3 tầng hay còn gọi là bàn thờ tam cấp sẽ có kích thước giống như trên, nhưng sẽ thiết kế theo nguyên tắc tầng trên nhỏ hơn tầng ở dưới. Bàn thờ dạng này sẽ phù hợp với những gia đình có không gian thờ cúng lớn, trang nghiêm.

Chiều cao đặt bàn thờ treo tường

Những gia đình có diện tích nhà hẹp thường sẽ sử dụng bàn thờ treo tường. Do loại bàn thờ này được treo lên cao, dễ bố trí, khá gọn gàng.

Những gia đình có nhà thiết kế theo kiểu biệt thự với phòng thờ riêng. Thì khoảng cách giữa bàn thờ và sàn nhà khoảng 2.5 mét đến 3 mét. Khi bàn thờ càng được đặt ở cao sẽ sạch sẽ, thoáng và thể hiện sự tôn kính với các bậc bề trên.

Ngược lại, các nhà chung cư khoảng cách giữa trần và mặt đất khá thấp. Và được quy định kích thước rõ ràng nên có thể lựa chọn chiều cao bàn thờ treo thường theo các thông số sau:

  • Chiều cao của trần nhà thấp: khoảng cách giữa sàn nhà ban thờ sẽ là 1m73 (tài vượng), 1m76,5 (tiến bảo), 1m76 (phú quý).
  • Chiều cao của trần nhà trung bình: khoảng cách giữa sàn nhà ban thờ sẽ là 1m93 (tài), 1m97,5 (tài vượng), 1m93.5 (tiến bảo).
  • Chiều cao của trần nhà cao: khoảng cách giữa sàn nhà ban thờ sẽ là 2m12 (tài vượng), 2m17 (tài lộc), 2m16 (tiến bảo).

Những căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hẹp, bàn thờ phải đặt ở phòng khách. Thì chủ nhà nên chọn kích thước bàn thờ phù hợp. Đồng thời điều chỉnh chiều cao bàn thờ một cách linh hoạt. Vừa đảm bảo sự trang nghiêm, hợp phong thủy, thẩm mỹ. Giúp đem lại tài lộc, may mắn cho gia đình.

Chiều cao bàn thờ đứng

Bàn thờ đứng có 4 chân, được đặt chắc chắn trên nền nhà. Bàn thờ đứng có rất nhiều kích thước phong phú.

Kích thước bàn thờ đứng sẽ được thiết kế dựa theo các thông số trên thước lỗ ban. Sao cho phù hợp với không gian nhà và ý nguyện của chủ nhà.

Để đo kích thước bàn thờ đứng thường sử dụng loại thước lỗ ban 39cm. Các kích thước bàn thờ đứng thường dùng:

Chiều dài (ngang): 127cm, 175cm, 157cm, 217cm, 197cm…

Chiều rộng (sâu): 61cm, 81cm, 69cm, 107cm, 97cm  117cm…

Chiều cao: 127cm, 117cm…

Với những ngôi nhà có không gian nhỏ có thể sử dụng bàn thờ đứng. Có chiều rộng khoảng 48cm hoặc nhiều hơn nhưng không quá 61cm và chiều dài khoảng 107cm.

Nếu diện tích lớn, cần có không gian thờ cúng to, hoành tráng. Có thể chọn bàn thờ đứng kích thước dài 193cm. Hoặc 175cm, chiều rộng tương ứng 81cm, 87cm, 88cm hay 89cm.

Tùy thuộc vào không gian sống các gia đình sẽ lựa chọn kích thước bàn thờ phù hợp.

Bàn thờ gỗ óc chó hà anh HT-603

Lưu ý khi xác định chiều cao bàn thờ

Lưu ý đối với bàn thờ treo tường

  • Chiều cao bàn thờ treo tường sẽ tương ứng với các cung đẹp trên thước lỗ ban: phú quý, tiến bảo, đại cát, tài vượng.
  • Khi lựa chọn bàn thờ treo tường cần dựa vào kiểu nhà, kiểu tường, diện tích nhà, chiều cao trần nhà.
  • Nhiều người lầm tưởng rằng cách tính chiều cao của bàn thờ treo tường là từ mặt sàn đến mép bàn thờ. Điều này là sai hoàn toàn, bởi chiều cao bàn thờ phải được tính từ khoảng cách của mặt đất đến bát hương chính.
  • Nếu căn hộ của bạn có trần nhà thấp bạn có thể tính chiều cao bàn thờ từ mép dưới của bàn thờ đến trần nhà. Khoảng cách này sẽ thường từ 50 – 70 cm. Khi cắm hương sẽ không bị khói ám đen trần nhà hoặc gây cháy.

Lưu ý đối với bàn thờ đứng

  • Kích thước bàn thờ phải hài hòa, cân đối, tiện cho người sử dụng. Và tuân thủ các quy tắc cơ bản trên thước lỗ ban.
  • Các con số đo chiều cao bàn thờ đứng trên thước lỗ ban phải là những cung có màu đỏ (cung tốt).
  • Hiện nay, hầu như các cơ sở bán tủ thờ đều đo đạc kích thước bàn thờ đứng chuẩn theo phong thủy. Nếu bạn muốn thiết kế kích thước bàn thờ theo tuổi thì cần để ý tới việc sử dụng thước lỗ ban để đo đạc.
  • Chiều cao bàn thờ đứng cần phù hợp với không gian sống của gia đình. Đối với những không gian rộng có thể làm bàn thờ đứng kích thước lớn. Nhưng không quá cao để thuận tiện cho việc thờ cúng.

Trên đây là những chia sẻ của gỗ Óc Chó Hà Anh về cách tính chiều cao đặt bàn thờ, chiều cao bàn thờ tính từ đâu, số đo chiều cao bàn thờ đẹp. Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết chiều cao treo bàn thờ tính từ đâu. Chiều cao lắp bàn thờ với từng loại để từ đó có thể tính chiều cao bàn thờ của gia đình mình sao cho hợp mệnh và phong thủy.

Fanpage: https://www.facebook.com/thietkegoocchogiare/

Đăng ký tư vấn