Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng những sản phẩm nội thất được làm bằng gỗ bởi nó đem lại giá trị thẩm mỹ và có độ bền cao. Có rất nhiều những loại gỗ khác nhau nhưng những món đồ được sản xuất, chế biến từ gỗ nghiến vẫn được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn hơn cả. Vậy gỗ nghiến là gỗ gì? Gỗ nghiến thuộc nhóm mấy? Sử dụng gỗ nghiến có tốt không? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Gỗ nghiến là gỗ gì?

Gỗ nghiến là gì?

Gỗ nghiến còn có tên khoa học là Burretiodendron Hsienmu. Loài cây này có hoa, thuộc học Đoạn (Tiliaceae), hiện nay, gỗ nghiến lại được thuộc phân họ Dombeya Deae của họ Cẩm quỳ. Hiện nay, loài gỗ này được phân bố chủ yếu ở hai quốc gia đó là Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam, gỗ nghiến được phân bố chủ yếu tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình.

Đặc điểm của gỗ nghiến

Gỗ nghiến có một số đặc tính sinh học như sau:

  • Là loại cây gỗ phát triển mạnh, thân gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ khoảng 30-35m, thậm chí lên đến 40m, đường kính có thể lên đến 90cm.
  • Cành cây của gỗ nghiến thường không có lông, lá của cây gỗ nghiến có hình trứng rộng có kích thước 10-12 hoặc 7-10cm, mép nguyên, gân bên có 5-7 đôi, trong đó có khoảng 3 gân gốc, cuống lá dài trung bình trong khoảng từ 3-5cm.
  • Hoa của gỗ nghiến là dòng hoa đơn tính, những bông hoa đực có đường kính là 1,5cm.
  • Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài khoảng 1,5cm. Hoa có 5 cánh, dài khoảng 1,3cm. Nhị là 25, xếp thành 5 bó, chỉ nhị dài khoảng 1 – 1,3cm; bao phấn hình bầu dục, dài  3mm.
  • Quả khô của loại gỗ này hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở và đường kính là 1,8cm.

Bạn quan tâm: Thiết kế nội thất biệt thự hiện đại

Gỗ nghiến có tốt không?

Đây là câu hỏi rất nhiều người băn khoăn. Gỗ nghiến được xếp vào hàng gỗ quý, có chất lượng tốt và có giá trị kinh tế cao. Loại gỗ này có tính cơ học cao, có độ dai và độ bền cao, có khả năng chống lại được sự xâm nhập của mối mọt ngay cả khi được chôn sâu dưới lòng đất. Ngoài ra, gỗ nghiến còn có khả năng chống lại được sự tác động của thời tiết, khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chỉ có lớp mặt bị bạch màu, không hề ảnh hưởng đến chất lượng. Khi được bào nhẵn, có thể thấy được những vân hoa tinh vi như trên mặt thép của thanh kiếm Nhật, đây là cấu tạo lớp, rất ít loại gỗ có được.

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên thì gỗ nghiến vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Nếu sử dụng gỗ nghiến để chế tạo đồ gỗ bằng những tấm ván mỏng thì dưới tác động của độ ẩm và nước, sẽ khiến trong thân gỗ xuất hiện những nội lực lớn, dễ khiến cho gỗ bị cong vênh, thậm chí là nứt vỡ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể khắc phục được.

Ứng dụng của gỗ nghiến

Gỗ nghiến là một dòng gỗ quý, có giá thành tương đối cao. Nên sẽ phù hợp với điều kiện kinh tế của một số gia đình khá giả. Tuy nhiên, gỗ nghiến lại được ứng dụng một cách rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của con người. Gỗ nghiến được sử dụng để chế biến, sản xuất thành một số sản phẩm như: Làm sàn nhà, cột nhà. Vì kèo cho những người dân vùng cao, dùng để làm thớt, làm nội thất như giường tủ, bàn ghế,…

Gỗ nghiến thuộc nhóm mấy?

Theo bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam, gỗ nghiến được xếp vào nhóm IIA. Đây là nhóm gỗ quý bị cấm khai thác bởi số lượng của những loại gỗ được xếp vào nhóm này. Còn rất ít và được phân bố tại một số vùng đặc trưng của nước ta. Chính bởi được xếp vào nhóm này mà gỗ nghiến có chất lượng gỗ rất tốt và vân gỗ rất đẹp. Nên được sử dụng nhiều trong việc sản xuất, chế tác những đồ mỹ nghệ hoặc đồ nội thất.

Gỗ nghiến có mấy loại?

Trên thị trường hiện nay, gỗ nghiến có rất nhiều loại được phân chia theo từng vùng phân bố. Tùy nguồn gốc, xuất xứ như gỗ nghiến Việt Nam, gỗ nghiến Trung Quốc hay gỗ nghiến Nhật Bản,… Tại thị trường Việt Nam, gỗ nghiến lại được phân chia thành nhiều loại tùy theo cùng miền. Tuy nhiên, cách chia phổ biến nhất đó là chia làm 2 loại là gỗ nghiến thường và gỗ nu nghiến.

Tổng kết

Trên đây là tất cả các thông tin về gỗ nghiến. Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích về loại gỗ này để có thể lựa chọn cho mình được chất liệu phù hợp để sử dụng trong không gian ngôi nhà của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhé.

Đăng ký tư vấn