Cách phân biệt gỗ mdf và mfc đơn giản

Với đặc tính và công dụng khá giống nhau, gỗ MDF và MFC đã khiến không ít người nhầm lẫn trong quá trình chọn mua gỗ. Vậy làm thế nào để phân biệt hai loại gỗ này.? MDF và MFC nên chọn loại gỗ nào tốt nhất?  Hãy cùng Nội Thất Hà Anh đi tìm câu trả lời ngay bây giờ.

Giới thiệu chung về gỗ MFC và MDF

MFC VÀ MDF là những loại gỗ được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Với nhiều đặc tính nổi bật, độ bền cao giúp chúng ngày càng trở thành sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình. 

Gỗ MFC là gì?  

MFC với tên gọi đầy đủ là Melamine Faced Chipboard. Chúng thuộc loại ván gỗ dăm được phủ bởi lớp nhựa  Melamine bên ngoài. Hiện nay MFC có hai loại chính là MFC thường và MFC chống ẩm. Loại gỗ này thu hoạch trong thời gian ngắn, với công dụng chống trầy xước, không thấm nước, được khuyến khích sử dụng vì độ thân thiện mà MFC mang đến cho người dùng. 

MFC được cấu tạo gồm hai phần: lớp phủ Melamine và phần lõi ép. Cây gỗ thu được sẽ được băm và kết hợp cùng với keo, sau đó tiến hành ép để tạo độ dày. Màu sắc của gỗ không chỉ đa dạng lại có tính thẩm mỹ rất cao. Loại gỗ này ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong các món đồ nội thất cho gia đình và ở nơi công sở.

điểm khác nhau giữa gỗ mfc và mdf

Gỗ MDF là gì?

MDF(Medium Density Fiberboard), loại gỗ này được tạo nên với hơn 75% là nguyên liệu từ tự nhiên. Đi cùng với đó là chất làm cứng, chống mọt và trầy xước hiệu quả. 

Hiện nay, MDF được phân thành nhiều loại trên thị trường, trong đó có những dòng phổ biến như:

  • Gỗ MDF thường: đây là loại gỗ được làm từ những sợi gỗ nhỏ và keo UF. Dòng gỗ này tính ổn định tương đối cao, với về mặt phẳng, mịn và ít bị cong vênh.
  • Gỗ MDF chống cháy: Điểm nổi bật của MDF chống cháy giúp giảm thiểu tối đa sự lây lan của ngọn lửa. Trong gỗ được pha thêm keo chống cháy, nhiệt tỏa ra sẽ ít và hạn chế được chất độc 
  • Gỗ MDF chống ẩm: Với đặc tính chống ẩm mốc, mọt hiệu quả. Loại MDF được ngày càng được ưa chuộng trên thị trường vì khả năng chống nước một cách vượt trội. Độ co giãn được đảm bảo dù trong điều kiện độ ẩm cao.

Ưu và nhược điểm gỗ MFC

Ưu điểm gỗ MFC

Gỗ mfc và mdf được ứng dụng ngày càng rộng rãi làm vật liệu chính trong quá trình thiết kế nội thất. Đối với MFC, loại gỗ này có những ưu điểm nổi bật như:

  • Giá thành khá rẻ so với nhiều loại gỗ khác trên thị trường. Đây là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng có nhu cầu tìm kiếm gỗ để tiết kiệm chi phí.
  • Có khối lượng nhẹ và dễ dàng vận chuyển.
  • Bên ngoài gỗ khá mịn với tính thẩm mỹ cao, màu gỗ  được giữ trong thời gian lâu dài.
  • Được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng gỗ tốt. Lớp keo phủ bên ngoài có khả năng chống được trầy xước một cách tối ưu.
  • Màu sắc đa dạng, nhiều loại vân khác nhau phù hợp với nhu cầu người dùng.
  • Thời gian thi công nhanh chóng, bề mặt khá trơn nên việc lau chùi sẽ dễ dàng hơn.
  • Với đặc tính cách nhiệt, hạn chế tối đa âm thanh từ bên ngoài. Gỗ MFC ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế phòng họp, nhà hát…

Nhược điểm gỗ MFC

  • Dễ bị hư hỏng khi tiếp xúc nhiều trong môi trường ẩm ướt, độ bền không cao
  • Độ dày gỗ bị hạn chế, mật độ giữa các sợi gỗ thấp, có nhiều lỗ hổng.
  • Dù có khả năng cách âm nhưng tính năng này của gỗ MFC không cao bằng một số loại gỗ khác trên thị trường.
  • Bề mặt phủ bên ngoài chưa thật sự nổi bật như gỗ tự nhiên

gỗ mfc và mdf có gì khác nhau

Ưu và nhược điểm gỗ MDF

Ưu điểm gỗ MDF

  • Tuổi thọ lâu bền, chống cong vênh, biến dạng như nhiều loại gỗ cao cấp khác.
  • Với việc pha trộn chất keo với khả năng kết dính giúp hạn chế tình trạng mối mọt hiệu quả.
  • Tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu lực và độ bền tốt.
  • Dễ dàng lắp đặt, thi công nên tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho người sử dụng.
  • Khả năng chống thấm tốt, bề mặt trơn, phù hợp với nhiều thiết kế nội thất khác nhau.
  • Giá thành rẻ, nhưng chất lượng không thua kém các loại gỗ tự nhiên trên thị trường.

Nhược điểm gỗ MDF

  • Ngoại trừ MDF chống ẩm, các loại MDF khác sẽ rất dễ bong tróc và hư hỏng khi tiếp xúc nhiều trong môi trường ẩm ướt.
  • Mật độ giữa các sợi gỗ chỉ ở mức tương đối, vẫn chưa thật sự nổi bật.
  • Chỉ chạm trổ được những nội thất có thiết kế đơn giản và không quá cầu kỳ.
  • Độ dẻo và độ cứng thấp, chưa đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Cách phân biệt gỗ mdf và mfc

Không khó để biết cách phân biệt gỗ mdf và mfc, tuy vẫn khá nhiều người có sự nhầm nhẫn giữa hai loại gỗ này. 

Về độ dày

Tiêu chí đầu tiên để dễ dàng nhận biết MDF và MFC là nhìn vào độ dày của mỗi ván gỗ. Có thể thấy, MFC có độ dày cao hơn hẳn so với MDF. Cụ thể, độ dày của MDF thường dao động trung bình từ 6 – 17 (mm). Trong khi đó, con số này đối với MFC sẽ nhít hơn nằm ở mức từ (18 – 25)mm. Vì vậy, để nói về hình dáng bên ngoài thì đây là một trong những mẹo giúp bạn nhận biết hai loại gỗ này một cách hiệu quả.

Về cấu tạo

Cấu tạo là một trong những sự khác biệt giữa mfc và mdf. MFC được tạo nên từ cốt ván dăm kết hợp cùng giấy trang trí và được chúng vào loại keo có tên gọi là Melamine. Một số loại cây như keo, cao su hay  bạch đằng là nguyên liệu chính để sản xuất ra loại ván dăm này.

Gỗ mfc và mdf cái nào tốt hơn? Đối với MDF, cấu tạo của chúng bao gồm chất kết dính, các sợi bột cùng những thành phần khác. Mảnh vụn gỗ, vỏ bào, dăm gỗ…là nguyên liệu chính để tạo nên các sợi gỗ. Để có thể phân biệt gỗ mfc khác mdf về mặt cấu tạo, bạn cần có nhiều thông tin và sự am hiểu về từng chất liệu bên trong gỗ. Như vậy, việc nhận biết hai loại gỗ này sẽ không trở thành nỗi lo lắng đối với người mua.

Về ứng dụng

Gỗ mfc và mdf loại nào tốt hơn? Ngày nay, MFC được ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế showroom. Loại dăm chống ẩm của MFC dùng trong các tủ bếp, nhà vệ sinh hay các đồ dùng nội thất khác. Riêng với MDF, loại gỗ này được lựa chọn trong những thiết kế nội thất có phần phức tạp hơn. Đó là những nội thất văn phòng hay các công trình thi công với quy mô đa dạng.

gỗ mfc và mdf

So sánh giá gỗ mfc và mdf

Để so sánh giá gỗ mfc và mdf phải xét đến nhiều tiêu chí khác nhau. Ngoài các yếu tố về hình dáng, đường vân thì chất lượng cũng như đặc tính sản phẩm giữ vai trò khá quan trọng. Chất liệu tạo nên lớp bề mặt phủ bên ngoài càng tốt sẽ khiến cho giá thành của gỗ càng cao trên thị trường.

Mdf và mfc cái nào đắt hơn? Có thể thấy,  mức độ cạnh tranh về hai loại gỗ này đang ngày càng mạnh mẽ trên thị trường. Đặc biệt, nói về sự chênh lệch thì con số này không đáng kể.

Nếu một m2 gỗ MFC có giá dao động từ khoảng 60.000 – 500.000 thì MDF lại có cao hơn từ vài chục ngàn. 

Sở dĩ hai loại gỗ này có giá cạnh tranh như vậy vì đặc tính và màu sắc không quá khác nhau. Tuy nhiên, về độ dày MFC lại có sự vượt trội hơn hẳn, đó cũng là một trong những lý do khiến giá thành của chúng cũng thay đổi. Ngoài ra, lớp phủ gỗ MFC được tạo nên từ chất liệu cao cấp hơn. Đây nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về giá giữa gỗ mfc và mdf. Để biết thêm chi tiết về mức giá của từng loại gỗ, bạn có thể tham khảo bảng giá gỗ mfc và mdf từ đơn vị thi công trên thị trường.

Nên chọn loại nào tốt?

Qua những thông tin khi so sánh gỗ mfc và mdf, hy vọng bạn đã có được lựa chọn loại gỗ phù hợp cho gia đình của mình. MFC và MDF mỗi loại điều có những công dụng và đặc tính riêng biệt. Bạn muốn tìm mua gỗ giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thì cả hai điều là giải pháp tuyệt vời cho bạn.

MFC có độ dày cao, khả năng chống thấm tốt được dùng phổ biến trong các thiết kế gia đình. Tuy nhiên, đối với việc lắp đặt, thi công tại những công trình hay văn phòng thì MDF có phần vượt trội hơn. Đó là lý do bạn cần tìm hiểu thông tin chi tiết theo từng loại gỗ. Qua đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất cho nội thất của mình.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn đơn vị thi công, thiết kế đồ gỗ nội thất uy tín, với giá thành phù hợp. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tự vấn một cách tận tình:

Nội thất Hà Anh

Hotline: 0902 261 386

Số điện thoại: 024 33 581 656

Email:  info@noithathaanh.vn

Website: http://goocchohaanh.com