Phong cách Đông Dương trong thi công nội thất

Từ lâu bạn có thể đã nghe đến những công trình mang kiến trúc kiểu Pháp độc đáo, ấn tượng và đặc sắc… Đúng với tương truyền của nó, với lối kiến trúc phối kết hợp từ Pháp và các nước Phương Đông để lại dấu ấn thời đại và được áp dụng rộng rãi nhiều trong thi công nội thất ngày nay. Phong cách Đông Dương là gì? Đặc trưng và nét nổi bật của phong cách này trong thi công nội thất có gì đặc biệt? Hãy cùng Nội Thất Hà Anh tìm hiểu nhé!

Phong cách Đông Dương là gì?

Phong cách Đông Dương( Indochine) là phong cách thiết kế, thi công có sự giao thoa, phối kết hợp một cách hài hoà từ phong cách Á Đông và kiến trúc của Pháp.

Nước Pháp từ lâu đã nổi tiếng với những công trình với kiến trúc độc đáo, mang dấu ấn lịch sử để lại tiếng vang cho các thế hệ mai sau.

“ Indochine” có nghĩa là Đông Dương là một bán đảo nằm ở vùng Đông Nam thuốc châu Á. Đông Dương bao gồm các quốc gia như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và một phần của Malaysia.

Phong cách Đông Dương là gì?
Phong cách Đông Dương là gì?

Sở dĩ phong cách thiết kế nhà phong cách Đông Dương hòa nhập được vào các nước trên bởi quá trình đô hộ hóa của thực dân Pháp tại Đông Nam Á vào những năm 1887- 1954. Dưới ách thống trị của đế quốc Pháp không chỉ  kinh tế, xã hội, con người bị ảnh hưởng đến ngay cả các công trình thiết kế tại các nước bán đảo Đông Dương cũng chịu ảnh hưởng theo.

Phong cách Đông Dương là gì? Tại sao không có tên gọi khác mà lại là Indochine? Thì thực tế các nước trong bán đảo Đông Dương từ lâu cũng đã ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ( Indo) do giáp ranh hoặc dưới ách đô hộ điển hình như 1000 năm Trung Quốc đô hộ Việt Nam nên ảnh hưởng bởi lối kiến trúc Trung Quốc- China. Chính vì vậy phong cách Đông Dương trong thi công nội thất còn có tên gọi là Phong cách Indochine.

Lịch sử hình thành và phát triển phong cách Đông Dương

Người được coi là đặt nền móng cho phong cách thiết kế nội thất Indochine thì không thể chính là KTS Ernest Hébrard.

Ernest Hébrard( 1875- 1933)  là một kiến trúc sư, một nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp, ông từng đảm nhiệm chức giám đốc sở quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp.

Ernest Hébrard gắn liền với tên tuổi các dự án nổi tiếng thế giới như cung điện Diocletian tại Split và quá trình quy hoạch các thành phố thuộc địa của Pháp ở Đông Dương.

Phong cách kiến trúc Đông Dương phát triển qua 3 giai đoạn gắn liền với các mốc lịch sử ở Đông Dương.

Giai đoạn đầu tiên

Ở giai đoạn này quá trình đô hộ bắt đầu diễn ra tại các nước thuộc địa Đông Dương. Kiến trúc Đông Dương hình thành một cách sơ khai đơn thuần chỉ là việc xây dựng các bốt chiến tranh các nhà phòng thủ mang mục đích chiến lược trong quân sự và phô trương năng lực vị thế của bên gây chiến.

Giai đoạn tiếp theo

Được tính từ đầu thế kỷ 20 cho đến những năm 40 của thế kỷ 20. Các thiết kế Indochine bắt đầu du nhập đi sâu vào từng đường nét trang trí gắn với các công trình từ biệt thự phong cách Đông Dương, nhà phong cách Đông Dương…Lối kiến trúc thiên về các giải pháp thích hợp với khí hậu vùng miền và văn hóa khu vực. Các chi tiết như họa tiết, mỹ thuật đã được chú trọng áp dụng.

Lịch sử hình thành và phát triển phong cách Đông Dương
Lịch sử hình thành và phát triển phong cách Đông Dương

Giai đoạn 3

Quá trình đô hộ hóa diễn ra sau một thời gian dài, sau những năm 1930 phong cách Indochine dần trở nên phổ biến và có sự cải cách mới mẻ để bắt kịp trào lưu thế giới.

Việc lựa chọn từ vật liệu đến họa tiết trong thi công nội thất cũng đã dần được đơn giản hóa thay vì các đường hoa văn cầu kỳ thì có thể thay vào đó là các hình khối, các họa tiết trang trí đơn giản.

Tại Việt Nam trào lưu thiết kế nội thất phong cách Indochine ngày nay được phổ biến một cách rộng rãi và được nhiều tầng lớp ưa thích từ người lớn tuổi ưa thích sự hoài niệm cho đến giới trẻ thích sự nhẹ nhàng, đơn giản và mộc mạc.

Đặc điểm của phong cách Đông Dương (Indochine)

Việc áp dụng nguyên lối kiến trúc kiểu Pháp vào khu vực Đông Dương là không thích hợp. Người Pháp đã rất khôn khéo trong việc sử dụng kết hợp giao thoa giữa lối kiến trúc Đông Dương vào với kiến trúc Pháp, khắc phục những yếu điểm, phát huy những thế mạnh phù hợp với điều kiện khu vực tạo thành một phong cách độc đáo trong thi công nội thất. Các đặc điểm của phong cách Đông Dương phải kể đến như:

Về mặt thiết kế tổng thể

Không quá khó để nhận ra các căn hộ phong cách Đông Dương bởi để khắc phục thời tiết nóng ẩm của bán đảo Đông Dương, nhà phong cách Indochine thường có phần khoảng cách giữa sàn nhà đến trần nhà xa, tường dày, mái nhà rộng cửa sổ rộng… để đảm bảo cho sự mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Xây dựng hình khối trong kiến trúc

Phong cách Đông Dương hiện đại lược bỏ hoàn toàn các chi tiết hoa văn rườm rà, thay vào đó tính tiện nghi và đơn giản được chú trọng hơn cả. Kiểu ưu tiên lựa chọn họa tiết đó là các hình khối lập thể, các hình học khác và sự sắp xếp bố cục được thực hiện một cách tự do, phóng khoáng vừa toát lên nét cổ kính pha chút hiện đại.

Hệ thống cửa

Một đặc điểm không thể bỏ qua trong đặc điểm phong cách thiết kế Đông Dương đó là hệ thống cửa. Cửa được bố trí dày, cửa sổ, cửa chính cao và rộng. Cửa thường có hai lớp một là khung kính bên trong hai là lớp cửa bên ngoài. Với thiết kế độc đáo của phong cách Đông Dương indochine luôn đảm bảo phòng được thông thoáng, mát mẻ và tạo cảm giác mở.

Bên cạnh các đặc điểm chung trên phải kể đến các đặc điểm riêng biệt trong thiết kế và thi công nội thất phong cách Indochine như.

Về chất liệu

. Phong cách Indochine tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu đến từ tự nhiên và dồi dào ở các nước Đông Dương như:

  • Gỗ là vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong phong cách thiết kế nội thất indochine, gỗ cửa, gỗ ở những bức tranh, gỗ lát sàn, gỗ mái… Điểm đáng chú ý trong thiết kế nội thất phong cách Indochine là vật liệu gỗ thường được thiết kế lộ rõ đường vân, độ bóng tạo cảm giác giản dị, mộc mạc cho căn nhà.
  • Tre là một trong những vật liệu không thể thiếu của phong cách thiết kế nội thất indochine. Tre gắn liền với văn hoá truyền thống Việt Nam, văn hoá Á Đông. Tre được chọn nhiều làm bàn ghế, rèm cửa, mành che trong phong cách Indochine.
  • Gạch men, gạch nung, gạch hoa kích thước nhỏ dùng cho lát sàn nhà, lát tường, làm mái nhà…Việc sử dụng gạch là một trong những nội thất góp phần làm cho không gian trở nên ấm áp, sang trọng và bền đẹp với thời gian.

Về hoạ tiết màu sắc

Trong phong cách thiết nội thất indochine. Giai đoạn giữa hoạ tiết thường được chú trọng sử dụng một cách đa dạng. Là kiểu họa tiết hình học.

  • Hoạ tiết hình chữ nhật: Sử dụng và trang trí nhiều trong các khung tranh. Hán tự với sự sắp xếp bố cục một cách độc đáo và logic. Góp phần vừa tạo sự giản dị, mộc mạc cho phong cách vừa mang lại không gian tinh tế.
  • Hoạ tiết Kỷ Hà: Thường là hoạ tiết mắc lưới hình thoi, hình lục giác được trang trí trên các đồ dùng. Các khung cửa hay vách tường cũng là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của phong cách Indochine
  • Lựa chọn tĩnh vật trong họa tiết: Không chỉ ở phong cách Indochine mà một số phong cách tân cổ điển cũng thương đưa bát cửu, trái châu làm họa tiết trong nội thất.  Bát cửu bao gồm: Đàn, gươm, bút, sáo… còn trái châu thể hiện qua họa tiết rồng cách điệu đậu ở mái nhà và trái châu.
  • Hoạ tiết hình thú: Thường thể hiện qua các bức tranh, khảm với các con vật mang biểu tượng của quyền uy Long Ly Quy Phụng.
  • Cách trang trí hoa văn thường biểu tượng của các loài hoa tượng trưng cho 4 mùa như mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông gợi sự thoải mái dễ chịu cho người sinh sống. Hoạ tiết hoa văn hoa lá thường được trang trí trên tường nhà, vách ngăn…
  • Về màu sắc với phong cách indochine thường lựa chọn những gam màu chủ đạo như vàng nhạt, màu gỗ, màu trầm, màu trung tính…

Về đồ dùng trang trí

Đặc điểm của phong cách Đông Dương (Indochine)
Đặc điểm của phong cách Đông Dương (Indochine)

Khác với các phong cách thiết kế nội thất hiện đại. Phong cách indochine thường sử dụng các đồ dùng để trang trí mang dấu ấn thời gian. Mang biểu tượng tín ngưỡng của quốc gia như:

  • Tượng phật là một trong những đồ trang trí được nhiều nhà thiết kế sử dụng. Ví nó hướng tới sự an lành, bình yên cho gia chủ.
  • Tranh treo tường là một yếu tố bắt buộc có trong phong cách này. Chất liệu tranh sơn dầu với các bức tranh mang biểu tượng của Việt Nam như hoa sen, áo dài…Cũng là một lựa chọn.
  • Ngoài ra các đồ vật trang trí như con tiện, vách ngăn, quạt trần. Cũng được lựa chọn trang trí mang đặc điểm nổi bật của phong cách thiết kế nội thất indochine.

Ứng dụng thiết kế nội thất phong cách Indochine

Mẫu thiết kế phòng khách phong cách Đông Dương

Phòng khách phong cách Đông Dương vừa toát lên sự cổ kính lại pha chút hiện đại. Thêm mộc mạc và giản dị.

Gam màu trung tính của không gian phòng khách. Với điểm nhấn là bộ sofa phong cách Đông Dương. Hoặc bàn ghế phong cách Đông Dương không quá cầu kỳ về đường nét hoa văn.

Bộ sofa được chọn mang chất liệu gỗ kết hợp với bàn trà gỗ. Tạo cảm giác thân thuộc với thiên nhiên cho người ở.

Không thể thiếu đi chi tiết gạch men lát sàn nhà. Mang họa tiết Kỷ Hà gợi nhớ về sự cổ kính và hoài niệm. Mang đậm dấu ấn phong cách Đông Dương.

Thêm một yếu tố các vách ngăn tường lựa chọn chất liệu tre làm vách ngăn. Vừa tạo cảm giác thông thoáng nhưng cũng rất gần gũi.

Phòng ngủ phong cách Đông Dương

Với mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ Indochine. Thì việc lựa chọn chất liệu là yếu tố quan trọng bậc nhất. Chất liệu gỗ được ưu tiên lựa chọn trên nền tổng thể của phòng ngủ. Gam màu sáng đó chính là một điểm nhấn ở thiết kế đan xen với các họa tiết trang trí.

Tổng kết

Thi công nội thất có nhiều phong cách khác nhau. Một trong số đó là phong cách Đông Dương (Indochine). Hy vọng rằng những chia sẻ từ Nội thất Hà Anh giúp bạn có thêm một lựa chọn mới mẻ, hữu ích. Cho phương án thi công nội thất của gia đình. Tại Nội thất Hà Anh có thi công nội thất phòng khách giá rẻ. Với nhiều loại phong cách khác nhau. Liên hệ ngay với chúng tôi.